
Ngành bán dẫn – Cơn sốt mới trong lựa chọn ngành học của phụ huynh và học sinh. Trong thời gian gần đây, ngành bán dẫn đã trở thành từ khóa “hot” được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm khi tìm hiểu về định hướng chọn ngành đại học. Không khó để bắt gặp những câu hỏi như:
“Ngành bán dẫn là gì? Học ngành nào thì làm được trong lĩnh vực này?”
Không chỉ mang đến việc làm hấp dẫn, ngành bán dẫn còn thúc đẩy nhiều phụ huynh quan tâm đến lộ trình học tập bài bản, chọn ngành phù hợp và tìm trường đào tạo chuyên sâu tại Mỹ.
❓Vì sao phụ huynh và học sinh lại quan tâm đến ngành bán dẫn?
- Nhu cầu nhân lực cực lớn: Mỹ và nhiều quốc gia đang thiếu hụt hàng chục nghìn kỹ sư bán dẫn, đặc biệt sau các chính sách đầu tư mạnh vào ngành này (như đạo luật CHIPS của Mỹ).
- Cơ hội việc làm rộng mở: Sinh viên tốt nghiệp ngành bán dẫn có thể làm việc tại các tập đoàn lớn như Intel, NVIDIA, Qualcomm, TSMC, Apple với mức lương khởi điểm từ $80,000 – $130,000/năm (Theo Glassdoor).
- Chính sách định cư thuận lợi: Ngành STEM, đặc biệt là các ngành liên quan đến bán dẫn, thường được hưởng chính sách OPT 3 năm, giúp sinh viên quốc tế có thêm thời gian tìm kiếm việc làm và xin visa H1B ở Mỹ.
Tuy nhiên, có một thực tế là:
👉Nhiều phụ huynh và học sinh vẫn chưa hiểu rõ ngành bán dẫn là gì, học gì và làm gì sau khi ra trường.
Sự khác nhau giữa các ngành học liên quan đến bán dẫn (như Thiết Kế Vi Mạch và Công Nghệ Bán Dẫn) vẫn còn mơ hồ, khiến việc chọn ngành trở nên khó khăn.
Vậy, nếu con muốn theo đuổi ngành này khi du học Mỹ thì nên:
1. Học ngành gì?
2. Ra trường làm gì?
3. Nên chọn ngành nào?
4. Chọn trường nào mạnh về đào tạo nhóm ngành này?
Phụ huynh và học sinh hãy đọc hết bài viết này để biết thêm thông tin nhé! 👇🏻
_____________
1. Ngành bán dẫn là gì?
– Ngành bán dẫn là nền tảng của mọi công nghệ hiện đại, đây là lĩnh vực thiết kế, sản xuất các vi mạch (chip) giúp thiết bị điện tử hoạt động.
– Ngành bán dẫn là lĩnh vực chuyên sản xuất và phát triển các vi mạch, chip xử lý được sử dụng trong thiết bị điện tử, máy tính, điện thoại thông minh và nhiều công nghệ khác. Các con chip này được làm từ chất bán dẫn – một loại vật liệu có khả năng dẫn điện ở mức trung gian giữa kim loại (dẫn điện) và chất cách điện.
– Đây là ngành công nghiệp cốt lõi của nền kinh tế công nghệ cao, đóng vai trò nền tảng cho mọi thiết bị điện tử hiện đại, từ AI, xe điện, 5G đến điện toán lượng tử.
Ngành công nghệ bán dẫn được chia thành 4 lĩnh vực chính:
- Thiết kế vi mạch (IC Design) – Phát triển bản thiết kế chip, tối ưu hóa hiệu suất.
- Sản xuất bán dẫn (Semiconductor Manufacturing) – Chế tạo chip từ wafer silicon.
- Kiểm định & đảm bảo chất lượng (Testing & Validation) – Kiểm tra hiệu suất và độ bền của chip.
- Đóng gói bán dẫn (Semiconductor Packaging) – Bảo vệ chip và tối ưu hóa kết nối với thiết bị.
=> Ngành bán dẫn đang phát triển mạnh mẽ, mở ra vô số cơ hội việc làm hấp dẫn, đặc biệt cho du học sinh theo đuổi khối ngành STEM.
2. Học ngành gì để làm việc trong lĩnh vực bán dẫn?
- Bán dẫn là một lĩnh vực rộng, có nhiều công việc khác nhau. Tùy vào sở thích và thế mạnh của học sinh, có thể chọn những hứng đi phù hợp.
- Để theo đuổi ngành này, học sinh có thể chọn một số ngành học sau khi du học Mỹ:
- Kỹ thuật Điện – Điện tử (Electrical Engineering)
- Kỹ thuật Máy tính (Computer Engineering)
- Khoa học Máy tính (Computer Science)
- Vật lý Ứng dụng (Applied Physics)
- Kỹ thuật Vật liệu (Materials Science & Engineering)
Ví dụ về một số vị trí công việc:
- Kỹ thuật Điện – Điện tử (Electrical Engineering):
*Ví dụ: Nếu con thích mày mò thiết kế mạch điện, tìm hiểu cách điện thoại hay máy tính hoạt động, thì đây là ngành phù hợp.
*Công việc sau này: Kỹ sư thiết kế vi mạch (IC Design Engineer), Kỹ sư kiểm định chip. - Kỹ thuật Máy tính (Computer Engineering):
*Ví dụ: Nếu con thích vừa lập trình vừa làm phần cứng, thích nghiên cứu về chip xử lý trong máy tính và điện thoại, thì nên chọn ngành này.
*Công việc sau này: Kỹ sư thiết kế phần cứng, Kỹ sư phần mềm nhúng (Embedded Software Engineer). - Khoa học Máy tính (Computer Science):
*Ví dụ: Nếu con đam mê lập trình, trí tuệ nhân tạo, muốn phát triển phần mềm điều khiển chip, thì đây là hướng đi phù hợp.
*Công việc sau này: Kỹ sư AI trong bán dẫn, Kỹ sư phát triển phần mềm tối ưu cho chip. - Vật lý Ứng dụng (Applied Physics) hoặc Kỹ thuật Vật liệu (Materials Science & Engineering):
*Ví dụ: Nếu con tò mò về các vật liệu siêu nhỏ giúp tạo ra chip, thích nghiên cứu về công nghệ nano, thì đây là ngành lý tưởng.
*Công việc sau này: Nhà khoa học nghiên cứu vật liệu bán dẫn, Kỹ sư công nghệ sản xuất chip.
3. Sau khi học xong, làm gì? Lương bao nhiêu?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các tập đoàn công nghệ lớn như Intel, NVIDIA, AMD, Qualcomm, TSMC, Apple… với mức lương hấp dẫn:
- Kỹ sư thiết kế vi mạch (IC Design Engineer) – $94K – $131K/năm
- Kỹ sư kiểm định chip (Validation Engineer) – $90K – $120K/năm
- Kỹ sư sản xuất bán dẫn (Process Engineer) – $80K – $110K/năm
- Kỹ sư phần mềm nhúng (Embedded Software Engineer) – $100K – $140K/năm
*Đây là mức lương khởi điểm trung bình cho sinh viên sau tốt nghiệp (0 – 1 năm kinh nghiệm) tại Mỹ (Theo Glassdoor)
Phụ huynh cần thông tin về khía cạnh nào của ngành, cứ liên hệ EDU4LIFE để được giải đáp nha! 🔥