Khác với lối tư duy thụ động, theo khuôn mẫu của học sinh Việt Nam; giới trẻ ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác được giáo dục và định hướng kiểu tư duy chủ động, tích cực và đặc biệt là lối tư duy phê phán (Critical thinking) từ những năm đầu đời của nền giáo dục.
Tư duy là yếu tố cực kỳ trong trọng giúp học sinh thành công trong việc học mà còn dễ dàng tìm kiếm công việc mơ ước trong tương lai. 4 loại kỹ năng cốt lõi (4C) mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm trong bất kỳ thời đại nào
- Critical thinking: Tư duy phản biện
- Creativity: Khả năng sáng tạo
- Collaboration: Kỹ năng hợp tác
- Communication: Kỹ năng giao tiếp
Critical Thinking đứng đầu trong 4C và dĩ nhiên là nó quan trọng nhất.
Các loại tư duy phản biện
Có 2 loại tư duy phản biện chính được đề cập. Một là tự phản biên. Hai là phản biện ngoại cảnh.
- Tư duy tự phản biện: là người có khả năng xem xét và tự đánh giá, phê phán khách quan những ý nghĩa, thái độ và hành động của chính mình. Điều này không hề đơn giản vì theo lẽ thường, khi ta nảy sinh ta một ý kiến bất thì, thì ta có xu hướng bảo vệ ý kiến hay luận điểm đó thay vì chính mình tự phê phán, chỉnh sửa khi đến khi nó tốt hơn. Một trong những cách đơn giản là tự đặt ra hàng loạt câu hỏi cho chính mình theo kiểu: “Có ảnh hưởng đến ai không? Tại sao nên chọn phương án này hay vì giải pháp kia? Có tốt không? Có nên thử không?”
- Tư duy phản biện ngoại cảnh: là sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến trái chiều chống lại quan điểm của chúng ta, đưa ra thông tin cho thấy ra đang sai sót và cần thay đổi, chỉnh sửa
Giáo dục Mỹ đã giúp học sinh hoàn thiện khả năng tư duy này như thế nào?
Học sinh chuẩn bị đi du học cần hiểu tầm quan trọng của lối tư duy này, và dần lượt bỏ cái tôi trong mình, tích cực học hỏi, thoát ra khỏi cơ chế tự bảo vệ mình. Với sự đồng hành và hướng dẫn của các thầy cô và giáo trình chuẩn hóa toàn cầu, sinh viên Mỹ đã được đào tạo bài bản 6 bước sau để thiết lập một hệ thống tư duy phản biện hoàn hảo
- Giáo viên luôn đưa ra những phân tích giúp sinh viên nhìn thấy mọi sự việc ở trước mắt và sau đó để có thể hiểu được nguyên nhân và hệ quả của vấn đề.
- Khai phá sự tò mò, dám tìm kiếm câu trả lời cho những gì mình chưa hiểu từ nhiều góc độ khác nhau.
- Luôn đặt nghi vấn chứ không lập tức tin ngay những gì mình chưa rõ, chưa hiểu hoặc mới thấy lần đầu. Sinh viên có những giờ gặp riêng với Giáo sư, giáo viên sau giờ học để tìm hiểu những bài giảng mà mình chưa rõ.
- Khả năng tư duy logic
- Khả năng đánh giá khách quan, đứng trên thông tin và sự việc để có thể hình dung mọi việc
- Khả năng tự đưa ra quyết định
Tóm lại, thiết lập tư duy phản biện là mấu chốt quan trọng giúp sinh viên học sinh đạt được kết quả cao trong các kỳ thu chuẩn hóa quốc tế, viết luận và được nhận vào các trường đại học tốt với học bổng cao.